Chuyện chưa kể về Dinh Độc Lập

     Nếu tính từ thời điểm xây dựng “Dinh thống đốc” lần đầu năm 1863, công trình đã tồn tại hơn 150 năm. Trước sự kiện giải phóng miền Nam, “Dinh Độc Lập” là biểu tượng cho quyền lực của chính quyền thực dân. Năm 1867, Nam Kỳ lục tỉnh rơi vào tay thực dân Pháp. Tháng 2 năm 1868, thống đốc Nam kỳ cho khởi công xây dựng lại trên diện tích 12ha theo bản thiết kế của kiến trúc sư Hermite. Sau khi hoàn thành năm 1871, Dinh được mang tên Norodom cùng tên với vị Quốc vương Campuchia, vị vua đầu tiên ở Đông Dương ký hiệp ước đồng ý sự bảo hộ của Pháp.

     Sau hiệp định Paris năm 1954, quân Pháp phải rút khỏi Việt Nam và bàn giao Dinh cho chính quyền Quốc gia Việt Nam với đại diện là thủ tướng Ngô Đình Diệm. Trong sự kiện đảo chính năm 1962, Dinh Độc Lập bị ném bom sập cánh trái, buộc phải xây dựng dinh mới, được thực hiện theo bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã (Prix de Rome).

      Mặc dù Ngô Đình Diệm là người quyết định xây dựng Dinh Độc Lập, nhưng đã bị ám sát năm 1963, nên không được ngày nào làm “chủ” dinh. Từ đó đến ngày chiến thắng mùa xuân 1975, do nhiều biến cố chính trị, chính quyền chế độ cũ cũng không có ai thực sự ngồi vững trên chiếc ghế của “chủ nhà” của Dinh.

Theo Huỳnh Trọng Nhân QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC DINH ĐỘC LẬP

Giải nghĩa từ:

Dinh: Nhà lớn, nơi công chức cao cấp thời trước ở

 

 

 

Nhiệm vụ của em

Em hãy lập một chương trình hoạt động cho chuyến tham quan trải nghiệm cho địa điểm nói trên TẠI ĐÂY nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *