Bài văn của Tôm-mi

    Mẹ Tôm-mi bước vào phòng. Rồi bố Tôm-mi cũng đến. Cả hai cố ý phớt lờ nhau.

    Khi đưa bản kết quả chi tiết hành vi đạo đức và học tập của Tôm-mi cho họ, tôi thầm mong nghĩ ra cách nào đó có thể giúp cả hai người xích lại gần nhau hơn và hiểu ra rằng, những điều họ gây ra đã tác động đến cậu bé như thế nào. Thế nhưng, không hiểu sao tôi lại không thể nói được điều gì. Có lẽ một trong những mẩu giấy cẩu thả lem luốc mà Tôm-mi đã viết sẽ giúp họ hiểu được điều ấy chăng ?

    Tôi tìm thấy mảnh giấy nhàu nát, đẫm nước mắt ấy nhét trong hộc bàn của Tôm-mi. Những dòng chữ viết nguệch ngoạc, lặp đi lặp lại dày kín cả hai mặt giấy.

    Tôi nhẹ nhàng vuốt lại mảnh giấy cho phẳng rồi đưa cho mẹ Tôm-mi. Bà đọc và đưa nó cho chồng mà không hề nói lời nào. Bố Tôm-mi cau mày. Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra. Thời gian như lắng đọng khi ông mãi lặng yên đọc đi đọc lại những dòng chữ nguệch ngoạc của con mình.

    Cuối cùng, ông cẩn thận gấp mảnh giấy lại và đưa tay nắm lấy bàn tay vợ. Bà lau những giọt nước mắt còn đọng trên mi và mỉm cười với ông. Đôi mắt tôi cũng rưng rưng lệ, nhưng dường như không ai chú ý đến điều đó cả. Thượng Đế đã chỉ cho tôi cách để hợp nhất gia đình Tôm-mi lại. Người đã giúp tôi tìm thấy mảnh giấy đặc kín những dòng chữ viết nên từ trái tim nặng trĩu ưu phiền của cậu bé : “Bố yêu quý… Mẹ yêu quý…Con yêu cả hai người… Con yêu cả hai người… Con yêu cả hai người…”

Theo Gian Lin-xtrôm

 

Câu hỏi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *